Các phân hệ chủ chốt trong ERP là gì?
Các phân hệ chủ chốt trong ERP là gì?
5 tháng 2, 2024 bởi
Phạm Thị Thúy
| No comments yet
 

Các phân hệ chủ chốt trong ERP là gì?
Các phân hệ ERP (hay các module ERP) là tập hợp nhiều nhóm tính năng khác nhau, nhằm mục đích hỗ trợ quá trình quản trị doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần có những phân hệ nào trong hệ thống ERP? Vai trò của từng phân hệ trong quản lý doanh nghiệp. Hãy cùng điểm qua các phân hệ chủ chốt trong ERP mà mọi doanh nghiệp nên có ngay trong bài viết sau.


Vai trò các phân hệ của ERP


Các module trong ERP có nhiệm vụ đặc biệt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cho phép nhà quản lý tùy biến hệ thống bằng cách thay đổi, thêm bớt các phân hệ tùy theo nhu cầu kinh doanh. Điều này đem lại lợi thế quan trọng của ERP so với các phần mềm riêng lẻ khác.

Ví dụ, khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng, họ có thể mua các mô-đun cần thiết nhất để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Nhưng khi doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô, lúc này nhà quản lý có thể thêm các phân hệ mới vào hệ thống ERP hiện có thay vì phải thiết kế một hệ thống mới.

Lợi ích của việc sử dụng các phân hệ của ERP là doanh nghiệp có thể thêm các chức năng mới mà không ảnh hưởng đến nền tảng hiện có. Doanh nghiệp cũng không cần triển khai một hệ thống ERP mới khi có yêu cầu thay đổi, miễn là lựa chọn được một công ty cung cấp ERP uy tín với nhiều lựa chọn mô-đun khác nhau.

Các phân hệ chủ chốt trong ERP

ERP là hệ thống phần mềm tích hợp nhiều chức năng. Tuy nhiên, các phân hệ chủ chốt trong ERP bao gồm:


1. Phân hệ Kế toán
Trước đây, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng các phần mềm kế toán riêng lẻ hoặc kết hợp với các sổ sách khác để quản lý tài chính. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của CNTT, nhiều nhà cung cấp ERP đã triển khai phân hệ tài chính & kế toán trong hệ thống ERP để đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán và tài chính. Các phân hệ trong ERP trong đó có quản trị tài chính - kế toán giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành công ty một cách hiệu quả hơn.

2. Phân hệ Bán hàng 
Mô-đun bán hàng xử lý toàn bộ quy trình bán hàng, bao gồm quản lý yêu cầu của khách hàng, tạo đơn đặt hàng, quản lý giá và giảm giá, theo dõi lô hàng, tạo hóa đơn và theo dõi hiệu suất bán hàng.

3. Phân hệ Mua hàng
Phân hệ mua hàng tập trung vào việc quản lý quy trình mua hàng. Nó bao gồm các chức năng như quản lý nhà cung cấp, yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, nhận và kiểm tra hàng hóa, xác minh hóa đơn và đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp.

4. Phân hệ CRM


Phân hệ này sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin về khách hàng, bao gồm cả khách hàng tiềm năng. Nói một cách đơn giản, phân hệ này sẽ lưu trữ toàn bộ lịch sử giao tiếp giữa công ty và khách hàng, bao gồm các cuộc gọi, email, tin nhắn, và cả lịch sử mua hàng của khách hàng. Với phân hệ CRM, doanh nghiệp có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách cho phép nhân viên dễ dàng truy cập tất cả thông tin cần thiết khi làm việc với khách hàng.

5. Phân hệ Điểm bán hàng (POS)
Mô-đun điểm bán hàng (POS) thường được sử dụng trong môi trường bán lẻ. Nó cho phép các doanh nghiệp quản lý các giao dịch bán hàng tại các cửa hàng thực tế hoặc trực tuyến. Nó bao gồm các tính năng như quét mã vạch, quản lý hàng tồn kho, quản lý tiền mặt, khuyến mãi và giảm giá cũng như tích hợp với các mô-đun bán hàng và hàng tồn kho.

6. Phân hệ Kho vận
Phân hệ quản lý kho cho phép doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho bằng cách theo dõi số lượng, vị trí và đơn vị lưu trữ (SKU) của từng mặt hàng. Nó cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn tổng thể về tình trạng hàng tồn kho, bao gồm cả hàng sắp đến (thông qua tích hợp với công cụ mua sắm).

7. Phân hệ Sản xuất
Viết tắt của phân hệ sản xuất trong ERP là Production Management. Phân hệ này cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất. Dựa trên các số liệu sản xuất từ kế hoạch hoặc đơn hàng, phần mềm ERP tự động tạo ra kế hoạch sản xuất phù hợp để tối ưu hóa chi phí và thời gian, đồng thời giảm tỷ lệ mắc lỗi trong quá trình sản xuất và quản lý nhập xuất hàng hóa.

8. Phân hệ Dự án
Mô-đun dự án hỗ trợ quản lý và theo dõi các dự án, đặc biệt đối với các ngành như xây dựng, kỹ thuật hoặc dịch vụ chuyên nghiệp. Nó cho phép lập kế hoạch dự án, phân bổ nguồn lực, lập ngân sách, theo dõi thời gian, giám sát tiến độ và báo cáo về tình trạng và lợi nhuận của dự án.

Các phân hệ ERP hoàn toàn có thể thay thế các phần mềm riêng lẻ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản trị riêng lẻ với nhiều chức năng cho từng phòng ban khác nhau. Với những doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống ERP hay sử dụng các phân hệ ERP, mỗi phòng ban sẽ sử dụng một phần mềm quản lý khác nhau, dẫn đến hệ thống thông tin rời rạc, không đồng nhất và thiếu tính liên kết của dữ liệu.

ERP tạo ra một mạng lưới dữ liệu duy nhất, nhờ tích hợp tất cả 6 phân hệ của nó vào một phần mềm duy nhất và có thể thay thế hoàn toàn các ứng dụng quản trị rời rạc. Ví dụ, các phần mềm quản lý kế toán, mua hàng, kho hàng, bán hàng, và nhiều hơn nữa đều có sẵn trên ERP và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ERP còn có thể thay thế nhiều phần mềm khác, với gần 30 chức năng mở rộng và công nghệ tiên tiến để đáp ứng mục tiêu số hóa của thế giới. Các tính năng của ERP được liên tục nâng cấp và mở rộng để tăng khả năng phân tích dữ liệu, tạo báo cáo tự động, lên lịch và gửi email chăm sóc khách hàng định kỳ.

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu về các phân hệ ERP cũng như vai trò của nó. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm và tư vấn về tính năng của hệ thống ERP. Hãy liên hệ ngay với ERPToancau để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Địa chỉ: 16/117 Nguyễn Sơn, P. Gia Thụy, Q. Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +(084)943730142
Email: erptoancau@gmail.com
Website: https://erptoancau.com

 





Đăng nhập to leave a comment